Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
[tintuc]


Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Tên khác: Dây nhẫn đông, boóc kim ngần (tày), chừa giang khằm (Thái).

Tên vị thuốc: Kim ngân cuộng, kim ngân hoa. Cây và hoa kim ngân

Phần I: Đặc điểm chung

1. Nguồn gốc, phân bố

Kim ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, chi Lonicera L. có khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây…
Cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi và rừng thưa núi đá vôi. Cây được trồng ở một số gia đình vừa làm cảnh, vừa lấy hoa làm thuốc.

2. Đặc điểm thực vật
Cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ gồm long đơn ngắn và long tuyến có cuống, sau nhẵn, màu hơi đỏ có vân. Lá mọc đối, hơi dày, hình lưỡi mác, trái xoan, dài 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn; cuống lá dài 5 - 6 mm, có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá tận cùng thành xim hai hoa; lá bắc giống các lá con hình mũi mác, lá bắc con tròn có lông thưa ở mép; đài 5 răng mảnh, đôi khi không bằng nhau, có lông; tràng màu trắng sau chuyển sang màu vàng, có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, thơm, ống tràng dài 1,8 - 2,0 cm, môi dày 1,5 - 1,8 cm, nhị 5 thò ra ngoài, đính ở họng tràng, chỉ nhị nhẵn, bao phấn đính lưng, bầu nhẵn. Quả hình cầu, màu đen. Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả tháng 6 - 8. Một số loài khác đôi khi cũng được sử dụng như kim ngân lông (Lonicera cambodiana PD.), kim ngân lẫn (Lonicera confuse DC.), kim ngân hoa to (Lonicera macrantha DC.).

3. Điều kiện sinh thái
Cây mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, có thể trồng được ở cả miền núi, trung du, và đồng bằng. Ở nơi mát mẻ, cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34oC - 37oC) cây phát triển chậm. Đất trồng kim ngân cần thoát nước và màu mỡ.

4. Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Cành và lá hoặc nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hoặc sấy khô.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc. Kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt. Dựa trên kết quả thực nghiệm, kim ngân đã được ứng dụng điều trị thấp khớp, viêm mũi dị ứng và bệnh dị ứng khác. Ngày dùng 4 - 6 g hoa hay 10 - 16 g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Ở Trung Quốc, kim ngân được dùng từ lâu đời như một loại thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ. Hoa phơi khô dùng để lợi tiểu. Ngoài ra, kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau khi uống thuốc các ester trong huyết thanh giảm. Nước cất nụ hoa kim ngân (kim ngân hoa lệ) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.


Phần II: Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng
Kim ngân thích nghi với nhiều vùng khí hậu và đất đai khác nhau. Có thể trồng được ở miền núi, trung du và đồng bằng. Những nơi có khí hậu mát mẻ và ôn hoà là thích hợp nhất đối với kim ngân. Có thể trồng kim ngân trên nhiều loại đất, đất hơi chua độ pH 5,0 - 6,0, đất nhiều mùn và những vùng cao nguyên, trung du dễ thoát nước cây sinh trưởng tốt, có sản lượng hoa và cành rất cao.

2. Giống và kỹ thuật làm giống
Cây giống kim ngân chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp nhân giống vô tính, hom giống được cắt từ thân, cành bánh tẻ hoặc tỉa chồi.

Nhân giống bằng hom: Cắt lấy đoạn thân bánh tẻ dài 15 - 20 cm làm hom giống, giâm trong túi bầu đất KT7x11cm. Sau khi giâm 20-30 ngày, cành giâm bắt đầu xuất hiện rễ và bật mầm. Sau 2 tháng là cành giâm có đủ rễ và mầm, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

3. Thời vụ trồng
Có hai thời vụ trồng chính.
- Miền Bắc: Thường trồng vào tháng 9 - 11 hoặc tháng 2 - 3.
- Miền Nam và Tây Nguyên: Trồng vào tháng 4 - 5 hoặc tháng 9 - 10.
4. Kỹ thuật làm đất
Kim ngân thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, tuy nhiên trồng ở vùng đất màu mỡ cây sinh trưởng tốt, sản lượng cao. Trồng trên đất bạc màu, cây sinh trưởng kém, sản lượng thấp. Kỹ thuật làm đất:


- Nếu trồng ở vùng đồng bằng hoặc nơi đất bằng phẳng, trồng kim ngân theo luống Chọn vùng đất cao thoát nước tốt, đất có nhiều mùn. Lên luống rộng 0,6 – 0,8m (trồng 1 hàng/luống), hoặc luống rộng 1,0-1,2m (trồng 2 hàng/luống). Rãnh luống rộng 30cm, chiều cao luống so với rãnh từ 20 - 30 cm.
- Nếu trồng trên đồi thì không cần lên luống, nhưng cần đảm bảo độ ẩm để cây phát triển tốt nhất.
5. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ 60.000 cây/ha.
6. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho năm đầu tiên
Loại phân
Lượng phân/ha(kg)

Lượng phân/sào Bắc Bộ (kg)

Tỷ lệ bón %
Phân chuồng
10.000 - 12.000
370 - 444
Bón lót 100
Phân vi sinh
700 - 1.100
25 - 40
Bón lót 100
NPK 12:3:15
278 - 330
10 -12
Bón thúc lần 1: 50
Bón thúc lần 2 ; 50
Thời kỳ bón
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều và chia ra bón theo hốc đã định sẵn khoảng cách.
- Bón thúc: Chia làm 2 lần bón/năm.
+ Bón lần 1: Sau trồng 40 - 45 ngày, bón 50% lượng phân NPK.
+ Bón lần 2: Bón sau khi thu hoạch hoa và thân cành tuỳ thuộc vào vùng sinh thái - thường bón vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 hàng năm. Bón lượng phân NPK thúc còn lại. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ bón theo mùa do phụ thuộc vào mùa mưa hàng năm, thường bón đầu mùa mưa và bón sau khi mùa mưa kết thúc.
7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng
Trước khi đem trồng tưới ẩm cây giống ở bầu và vườn ươm, xé bỏ túi nilon, đảo đều phân với đất trong hốc, trồng ngập đến mặt bầu.
Đào hốc cách nhau 20cm; mỗi luống trồng 2 hàng, trồng cách mép luống 25 - 30 cm (để làm giàn cho cây leo). Hoặc trồng 1 hàng ở giữa mặt luống làm giàn thẳng đứng thuận tiện cho việc cắt kim ngân cuộng.
- Sau khi trồng tưới đủ ẩm cho cây từ 1 - 2 lần, tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ. Thông thường đối với vùng đồi núi nên trồng vào mùa mưa.
Chăm sóc
- Cần phải làm giàn cho cây. Là cây có phần thân cành rất phát triển nên sử dụng vật liệu làm giàn cần lựa chọn cọc tre hoặc vật liệu bền. Sau khi trồng được 20-30 ngày bắt đầu làm giàn cho cây kim ngân.


Thường làm cỏ vun xới cho kim ngân vào trước các đợt bổ sung phân cho cây và sau các đợt thu hoạch tỉa thân cành.


Nên chọn thời điểm bón phân cho cây khi đất còn ẩm hoặc có mưa nhỏ. Bón phân cho kim ngân nên rắc đều phân xung quanh gốc, sau mỗi lần bón nên hót đất lấp phân và cung cấp nước cho cây giúp cây hấp thụ phân bón cao tránh thất thoát.
- Có thể sử dụng các loại phân bón qua lá hoặc các phân vi lượng giúp tỷ lệ ra hoa cao. Thường phun trên cây vào trước thời gian phân hóa mầm hoa vào các tháng 2 - 3 hàng năm. Loại phân bón lá sử dụng thường có hàm lượng kali cao hoặc dùng phân K2SO4 phun ướt đều thân lá.
Lưu ý: Nếu sản phẩm thu hoạch là hoa thì cắt tỉa cành già đã ra hoa vụ trước, thường tỉa vào cuối năm tháng 11 - 12; Nếu sử dụng thân, lá kim ngân, thu hoạch quanh năm nhất là mùa thu, mùa xuân và trước mùa mưa.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Cây kim ngân chủ yếu bị các loại sâu ăn lá (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá) phá hại. Cần kiểm tra ruộng kim ngân thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Ở các ruộng trồng kim ngân với diện tích nhỏ, biện pháp tốt nhất là cắt và hủy bỏ tất cả các lá có trứng và các ổ sâu non. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sau: Hoạt chất Abamectin (Ví dụ Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC); Chế phẩm Bt (là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis) (ví dụ V-BT 16000WP, Vbtusa (16000IU/mg) WP; Biocin 16WP; Comazol (16000 IU/mg)WP). Hiệu quả phòng trừ tốt nhất khi phun thuốc ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ.
Lưu ý: Ở những ruộng trồng kim ngân nhiều năm với diện tích lớn, cần chủ động phun phòng trước khi ra hoa vào tháng 4 - 5 và tháng 7 - 9, tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn mác.
9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Thu hoạch Cây kim ngân có thể sử dụng thân lá hoặc hoa tùy thuộc vào mục đích của người trồng để đưa ra thời điểm thu hái thích hợp.
- Thu thân lá: Sau trồng 45 - 60 ngày có thể thu được lứa hái đầu tiên, cắt cành cách mặt đất 29 - 30 cm, cắt nhỏ dài 1,5 - 2,0 cm.
- Thu hoa: Thời vụ thu hoạch thường cuối tháng 5 đầu tháng 6 (ở miền Bắc), từ lúc cây có nụ đến lúc cây ra hoa tập trung trong khoảng 15 ngày. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ mà có sự xê dịch, nếu thời tiết có nhiệt độ cao thì hoa nở nhanh, nếu nhiệt độ thấp hoa nở chậm. Cây trồng vào tháng 9 - tháng 11, cây có thể cho ra 1 - 2 lần hoa; Nếu trồng ở vùng trung du, miền núi và Tây nguyên (có độ cao trên 500 m so với mặt nước biển) vào tháng 2 - 3 cây ra hoa 1 lần vào tháng 7 - 8 và kéo dài tới tháng 9 - 10. Cây trồng ở đồng bằng năm thứ hai mới có hoa. Thời điểm thu hoa tốt nhất khi nụ hoa chuẩn bị nở. Thu vào chiều tối hôm trước hoặc từ 7 - 10 giờ sáng trước khi hoa nở, sẽ cho sản lượng và chất lượng hoa kim ngân tốt nhất. Do thời điểm ra hoa không tập trung nên thu làm nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 1/2 tháng, hái đến khi cây ngừng ra hoa.

- Sơ chế
Sau khi thu hoạch hoa phơi nắng nhẹ, hoặc phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió, hay sấy nhẹ, rải mỏng. Phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ <40oC để giữ nguyên màu sắc hoa, chất lượng hoa sẽ cao hơn, ngược lại hoa bị đen giảm chất lượng.
Lưu ý, phơi hoa hoặc sấy kim ngân không được đảo nhiều, nhất là khi hoa còn tươi, để tránh làm dập hoa, làm đen màu của hoa và giảm chất lượng hoa. - Kim ngân lấy thân cành cần được cắt ngắn 3 - 4 cm phơi hoặc sấy khô đến khi đạt độ ẩm <12%. Lò sấy kim ngân nên thiết kế nhiều tầng (khoảng 5 - 6 tầng), nhiệt độ thích hợp để sấy hoa từ 38 - 40oC, tránh sấy ở nhiệt độ cao quá dễ làm hoa bị khô giòn. Trước khi sấy, nên để bay hết hơi nước, sau sấy nếu thời tiết có nắng nhẹ đem phơi lại và đóng bao.
Bảo quản: Dược liệu đủ tiêu chuẩn cất giữ trong túi nilon, bảo quản ở nơi khô mát trong kho chuyên dụng.
10. Tiêu chuẩn dược liệu
- Kim ngân thân lá: Mô tả: Đoạn thân hình trụ dài 2 - 5cm, đường kính 0,2 - 0,5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bên trong màu vàng nhạt, lõi xốp hoặc rỗng. Lá khô nguyên dạng hình trứng, mọc đối, dài 3 - 5cm, cuống ngắn, cả hai mặt có lông mịn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Độ ẩm không quá 13,0 %; Tro toàn phần không quá 9,0 %; Tạp chất không quá 0,5 %.
- Kim ngân hoa: Mô tả: Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 - 5cm, đầu to đường kính 0,2 - 0,5cm. Mặt ngoài màu vàng đến nâu phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Độ ẩm không quá 12,0%; Tạp chất: Tỷ lệ cành lá không quá 2,0%, tạp chất khác không quá 0,5%; Tỷ lệ hoa đã nở không quá 10%; Tro toàn phần không quá 9,0%; Tro không tan trong acid hydrocloric không quá 1,5%. Hàm lượng chất chiết được trong ethanol 96% không ít hơn 29,0% tính theo dược liệu khô tuyệt đối (phương pháp chiết nóng).
[/tintuc]
[tintuc]
Điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh Sơn La có nhiều thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu. Theo thống kê đến hết năm 2016, diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh đạt 1.029 ha, gồm sa nhân, ý dĩ, gừng và một số loại cây khác, sản lượng 3.437 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào đứng ra tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân, việc chế biến vẫn mang tính thủ công.
Dược Liệu Xuân Ái xin đề xuất một số loài thảo mộc trồng có giá trị và đang có nhu cầu dần tăng lên trong một vài năm tới đây:

Cát cánh
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 50-80cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5-6cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen.
Mùa hoa tháng 7-9, quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Rễ, củ - Radix Platycodi; thường gọi là Cát cánh.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình...). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10-11, ở miền núi vào tháng 2-3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Đan sâm
Mô tả: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Salviae Miltiorrhizae, thường gọi là Ðan sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Ðảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh trưởng tốt. Ðào rễ vào mùa đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu 1 giờ rồi mới sao. Bảo quản nơi kín, khô mát.

Hà thủ ô đỏ
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.

Đảng sâm


1. Nguồn gốc, phân bố
Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Đảng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất tương đối màu mỡ và ẩm.

2. Đặc điểm thực vật
Đảng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân leo dài 2 - 3 m, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, cuống dài 2 - 6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng, chia 5 thuỳ, nhị 5. Quả nang hình cầu có 5 cạnh mờ, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chin màu tím hoặc đỏ.Hạt nhiều màu vàng nhạt. Rễ phình thành củ hình trụ dài, đường kính 1,5 - 2 cm, phía trên to, phía dưới có phân nhánh, màu vàng nhạt.

3. Điều kiện sinh thái
Đảng sâm sống ở đất màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước.Nhiệt độ thích hợp 18 - 25o C, có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng không kéo dài.Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được.Lượng mưa trung bình 1500 mm.
Ở vùng núi có độ cao 400 - 1600 m so với mặt biển cây mọc hoang dại, chu kỳ sinh trưởng kéo dài 1 năm. ở đồng bằng cây vẫn sinh trưởng được nhưng thời gian bị rút ngắn còn 8 - 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.

Bách bộ
Mô tả: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
Cây ra hoa tháng 3-6 có quả tháng 6-8 .

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Stemonae, thường được gọi là Bách bộ.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối. Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Thất diệp nhất chi hoa
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.
Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Paridis Chinensis, thường gọi là Tảo hưu hay Thất diệp nhất chỉ hoa.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau. Thu hái rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông,
rửa sạch phơi khô.

Thổ phục linh
Mô tả: Dây leo trườn dài 4-5m (tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình trái xoan bầu dục dài 5-12cm, rộng 1-5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm; gân chính 3, hình cung. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20-30 hoa. Hoa màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 góc, khi chín màu tím đen, chứa 3 hạt.

Cây ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Glabrae, thường gọi là Thổ phục linh.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Ðài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo lên các lùm bụi, phổ biến từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, tốt nhất là vào mùa hạ; cắt bỏ rễ con và gai, phơi hoặc sấy khô; hay có thể rửa sạch, ủ mềm 3 ngày rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Lưu ý : Những loài thảo mộc trên đây được khuyến khích trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của từng khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá thành của thảo dược được dựa trên từng thời điểm và chỉ mang tính chất tham khảo.


[/tintuc]
[tintuc]
Tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu quanh năm mát mẻ, thích hợp cho các loại cây dược liệu phát triển, trong đó có cây atisô. Lợi thế ấy đang được kỳ vọng sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện biên giới Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu...
Dược liệu Xuân Ái xin đề xuất thêm một số loài thảo dược trồng có lợi cho bà con nông dân, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của mảnh đất vùng cao tỉnh Lai Châu


Sa nhân tím
Sa nhân, Mè trê bà, Dương xuân sa - Amomum villosum Lour. (A. echinosphaera K. Schum.), thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Villosi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang ở rừng núi Hà Tây, Hải Hưng qua Thanh Hoá, Phú Yên đến Đồng Nai. Thu hái quả lúc gần chín (mùa hè - thu), bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô.

Hà thủ ô đỏ
 
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm


Đảng sâm
Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Đảng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất tương đối màu mỡ và ẩm.

2. Đặc điểm thực vật
Đảng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân leo dài 2 - 3 m, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, cuống dài 2 - 6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng, chia 5 thuỳ, nhị 5. Quả nang hình cầu có 5 cạnh mờ, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chin màu tím hoặc đỏ.Hạt nhiều màu vàng nhạt. Rễ phình thành củ hình trụ dài, đường kính 1,5 - 2 cm, phía trên to, phía dưới có phân nhánh, màu vàng nhạt.

3. Điều kiện sinh thái
Đảng sâm sống ở đất màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước.Nhiệt độ thích hợp 18 - 25o C, có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng không kéo dài.Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được.Lượng mưa trung bình 1500 mm.
Ở vùng núi có độ cao 400 - 1600 m so với mặt biển cây mọc hoang dại, chu kỳ sinh trưởng kéo dài 1 năm. ở đồng bằng cây vẫn sinh trưởng được nhưng thời gian bị rút ngắn còn 8 - 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.


Thất diệp nhất chi hoa
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.

Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Paridis Chinensis, thường gọi là Tảo hưu hay Thất diệp nhất chỉ hoa.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau. Thu hái rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông,

rửa sạch phơi khô.


Thổ phục linh

Mô tả: Dây leo trườn dài 4-5m (tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình trái xoan bầu dục dài 5-12cm, rộng 1-5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm; gân chính 3, hình cung. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20-30 hoa. Hoa màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 góc, khi chín màu tím đen, chứa 3 hạt.

Cây ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Glabrae, thường gọi là Thổ phục linh.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Ðài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo lên các lùm bụi, phổ biến từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, tốt nhất là vào mùa hạ; cắt bỏ rễ con và gai, phơi hoặc sấy khô; hay có thể rửa sạch, ủ mềm 3 ngày rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Bách bộ
Mô tả: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.

Cây ra hoa tháng 3-6 có quả tháng 6-8 .

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Stemonae, thường được gọi là Bách bộ.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối. Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.


Kim ngân hoa
 

Mô tả: Cây leo bằng thân cuốn. Cành non có lông mịn, thân già xoắn. Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài 4-7cm, rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen.

Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng: Hoa và thân dây - Flos et Caulis Lonicerae Japonicae; thường gọi là Kim ngân hoa - Nhẫn đông

Nơi sống và thu hái: Loài của miền Đông Á ôn đới (Nhật bản, Triều tiên, Trung quốc), có mọc hoang ở vùng đông bắc của nước ta (Cao bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh) và thường được trồng ở miền đồng bằng trung du và miền núi từ Bắc vào Nam. Người ta dùng những hom thân cành trồng vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3. Sau một năm, cây đã ra hoa. Khi hoa sắp chớm nở thì thu hái; nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô. Dây lá có thể thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.

Lưu ý : Những loài thảo mộc trên đây được khuyến khích trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của từng khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá thành của thảo dược được dựa trên từng thời điểm và chỉ mang tính chất tham khảo.
[/tintuc]
[tintuc]

Hòa Bình nên trồng cây dược liệu gì để làm giàu?
Cà gai leo
Cà gai leo, Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh - Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả: Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.

Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ và cành lá - Radix et Ramulus Solani.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.

Thành phần hóa học: Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.


Kim ngân hoa
Kim ngân hoa to- Lonicera macrantha (D. Don) Spreng; thuộc họ Kim ngân - Caprifoliaceae.

Mô tả: Dây leo quấn to, nhánh có lông cứng vàng vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 4-11cm, rộng 3-4cm, có lông Chụm hoa ở nách lá, dạng xim co, có cuống, mang 2-3 hoa, hoa to, màu vàng, đài có 5 răng nhỏ, tràng cao 5-6cm, môi trên 4 thuỳ, môi dưới 1; bầu 3 ô. Quả mọng to 7-8mm, màu đen.

Hoa tháng 3.

Bộ phận dùng: Hoa và lá - Flos et Folium Lonicerae Macranthae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum (núi Ngọc lĩnh) tới Lâm đồng (Lang bian).

Tính vị, tác dụng và Công dụng: Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt.

Lưu ý : Trên đây được khuyến khích thảo mộc trồng trong việc lựa chọn trồng để phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá được dựa trên bất cứ được phát hành cùng ngày, những gì loại thảo mộc để cung cấp các loại thảo mộc trồng có lợi nhất chỉ để tham khảo.


Đan sâm
Mô tả: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Salviae Miltiorrhizae, thường gọi là Ðan sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Ðảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh trưởng tốt. Ðào rễ vào mùa đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu 1 giờ rồi mới sao. Bảo quản nơi kín, khô mát.


Khôi nhung
Mô tả: Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 2.

Bộ phận dùng: Lá, rễ - Folium et Radix Ardisiae Silvestris.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng rậm vùng núi ở độ cao 400-1000m, từ Lào cai, Lạng sơn, Hoà bình, Vĩnh phú, Bắc thái, Thanh hoá tới Quảng Trị, Quảng nam - Đà nẵng. Thu hái lá vào mùa hè - thu, đem về phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

Thành phần hoá học: Có tanin và glucosid.

Tính vị, tác dụng: Vị chua. Nước sắc lá có tác dụng làm giảm độ acid của dạ dày.

Công dụng: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Lưu ý : Những loài thảo mộc trên đây được khuyến khích trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của từng khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá thành của thảo dược được dựa trên từng thời điểm và chỉ mang tính chất tham khảo.

[/tintuc]
[tintuc]

Điện Biên nên phát triển trồng cây dược liệu gì có hiệu quả
ĐBP - Quyết định số 145/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt Nam, giai đoạn đến năm 2025 tỉnh Điện Biên được UBND tỉnh ban hành năm 2014. Thực hiện Đề án, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp triển khai. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã chi thực hiện một số đề tài, dự án phát triển dược liệu. Với các nguồn vốn khác nhau, Công ty Cổ phần Thương mại dược liệu Mường Thanh cũng đầu tư trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu tại Điện Biên (đương quy, sa nhân, thảo quyết minh, giảo cổ lam, hà thủ ô, ba kích, đinh lăng, hòe, đẳng sâm...).

Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển, nhưng đánh giá của UBND tỉnh gần đây cho thấy, do nhiều nguyên nhân hiện nguồn cây thuốc tự nhiên ở Điện Biên đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng; tiềm năng trồng nhiều loại cây dược liệu chưa được khai thác, phát triển.
Để hỗ trợ phát triển dược liệu của tỉnh, UBND tỉnh đã đề ra 7 nhóm giải pháp cụ thể: Về cơ chế chính sách; giải pháp về vốn, giống, kỹ thuật, chế biến bảo quản và thị trường... Cùng với đó, tỉnh cũng đề nghị Bộ Y tế quan tâm hơn nữa hỗ trợ công tác quy hoạch phát triển dược liệu, các nguồn lực, chương trình dự án để phát triển dược liệu tại Điện Biên.
Dược Liệu Xuân Ái xin đề xuất một số loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển mạnh trong những năm tới, phù hợp với quy hoạch phát triển dược liệu tại Điện Biên và thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đất này:


Đương quy
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt.

Mùa hoa quả tháng 7-9.Bộ phận dùng: Củ - Radix Angelicae Sinensis, thường gọi là Đương quy

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Ta nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhân giống bằng hạt. Cây trồng được 3 năm sẽ cho củ tốt. Đào củ vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong râm hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ đều khô. Củ to, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.


Sa nhân

Mô tả: Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.

Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Villosi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang ở rừng núi Hà Tây, Hải Hưng qua Thanh Hoá, Phú Yên đến Đồng Nai. Thu hái quả lúc gần chín (mùa hè - thu), bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong quả sa nhân có tinh dầu mà thành phần chủ yếu có D-camphor, D-borneol, D-formylacetat, D-limonen, phellandren, a-pinen, paramethoxy etyl cinnamat, nerolidol, linalol.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoá thấp khai vị, ôn tỳ chỉ tả, lý khí an thai.

Công dụng: Sa nhân được dùng làm thuốc chữa bụng và dạ dày trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột ỉa chảy, lỵ, động thai. Liều dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ghi chú: Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.



Giảo cổ lam
Giảo cổ lam (tiếng Trung: 絞股藍) hay còn gọi là Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm (七葉膽), ngũ diệp sâm (五葉蔘) với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác.

Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho...

Giảo cổ lam là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ[1][2]. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác.


Hà thủ ô đỏ
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:

- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.

- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.


Ba kích
Ba kích là một loại cây dây leo hường dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc. Ba kích rất tốt cho sức khỏe, trong những năm gần đây loại cây này ngày càng được biết đến nhiều và được sử dụng phổ biến hơn. Cùng theo dõi 6 tác dụng của cây ba kích trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hay và cần thiết cho mình.

Tìm hiểu về cây ba kích
Ba kích hay còn gọi là cây ruột già, Chẩu phóng xì… là một loại dây leo thuộc họ Cà phê và có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích mọc hoang khá nhiều ở những khu rừng thứ sinh ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ, dưới tán những kiểu rừng lá rộng nhiệt đới ẩm. Những địa phương có nhiều loại cây này ở nước ta có thể kể đến như Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình
Ba kích là loại cây thân leo, quấn, lá hình mác mọc đối xưng nhau, có lông nhiều ở gân và mép, lá. Hoa của cây khá nhỏ, thường nở vào khoảng tháng 5-6, lúc đầu có màu trắng về sau sẽ chuyển dần sang vàng nhạt. Tháng 7 – 10 sẽ là lúc quả ba kích ra rộ nhất, quả hình cầu, chín đỏ.
6 tác dụng của cây ba kích
Theo đông y, ba kích có vị ngọt, tính ấm, khá tốt cho người già, nam giới, người bị suy nhược và thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Dưới đây là 6 tác dụng của cây ba kích mà không phải ai cũng biết Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc.

Cây ra hoa tháng 4-7.


Đinh lăng
Đinh lăng, Cây gỏi cá - Polyscias fruticosa (L,) Harms (Tieghempanax fruticosus R Vig.), thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc.

Cây ra hoa tháng 4-7.Bộ phận dùng: Rễ, thân và lá - Radix, Caulis et Folium Polysciatis.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái bình dương (Polynêdi) được trồng chủ yếu để làm cảnh ở các đình chùa, các vườn gia đình. Từ năm 1961, do biết tác dụng bổ dưỡng của rễ Đinh lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá, vườn thuốc. Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao. Người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành; chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15-20cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm nhiều màu. Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt), đem rửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, đem rễ tẩm nước gừng tươi 5% sao qua, rồi tẩm 5% mật ong hoặc mật mía. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.


Hòe hoa
Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m, thân cành nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài 30-45mm, rộng 12-20mm, mặt dưới hơi có lông, hoa nhỏ, màu trắng hay vằn lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu thắt eo ở khoảng giữa các hạt thành một chuỗi lúc khô thì nhăn nheo, màu đen nâu, chia 2-5 đốt chứa 2-5 hạt hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa tháng 5-8, mùa quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Nụ hoa - Flos Sophorae lmmaturus, thường gọi là Hoè mễ: Hoa hoè - Flos Sophorae, hay Hoè hoa; và quả Hoè - Fructus Sophorae, hay Hoè giác.

Nơi sống và thu hái: Hoè được trồng từ lâu đời làm cây cảnh và thuốc nam ở nước ta, ở Nhật Bản, Trung Quốc (Hải Nam) và một số nơi khác ở Đông Nam Á. Ở nước ta, Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Người ta trồng Hoè bằng hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch, cây càng sống lâu càng cho nhiều hoa. Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô; dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa, sao cháy tồn tính (80%) để cầm máu. Quả hái vào tháng 9-11, rửa sạch, đồ mềm, phơi hay sấy khô; dùng sống hay có thể sao qua. Khi dùng giã giập.


Đảng sâm
Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Đảng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất tương đối màu mỡ và ẩm.

2. Đặc điểm thực vật
Đảng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân leo dài 2 - 3 m, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, cuống dài 2 - 6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng, chia 5 thuỳ, nhị 5. Quả nang hình cầu có 5 cạnh mờ, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chin màu tím hoặc đỏ.Hạt nhiều màu vàng nhạt. Rễ phình thành củ hình trụ dài, đường kính 1,5 - 2 cm, phía trên to, phía dưới có phân nhánh, màu vàng nhạt.

3. Điều kiện sinh thái
Đảng sâm sống ở đất màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước.Nhiệt độ thích hợp 18 - 25o C, có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng không kéo dài.Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được.Lượng mưa trung bình 1500 mm.
Ở vùng núi có độ cao 400 - 1600 m so với mặt biển cây mọc hoang dại, chu kỳ sinh trưởng kéo dài 1 năm. ở đồng bằng cây vẫn sinh trưởng được nhưng thời gian bị rút ngắn còn 8 - 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.


Kim ngân hoa
Kim ngân hoa to- Lonicera macrantha (D. Don) Spreng; thuộc họ Kim ngân - Caprifoliaceae.

Mô tả: Dây leo quấn to, nhánh có lông cứng vàng vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 4-11cm, rộng 3-4cm, có lông Chụm hoa ở nách lá, dạng xim co, có cuống, mang 2-3 hoa, hoa to, màu vàng, đài có 5 răng nhỏ, tràng cao 5-6cm, môi trên 4 thuỳ, môi dưới 1; bầu 3 ô. Quả mọng to 7-8mm, màu đen.

Hoa tháng 3.

Bộ phận dùng: Hoa và lá - Flos et Folium Lonicerae Macranthae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum (núi Ngọc lĩnh) tới Lâm đồng (Lang bian).

Tính vị, tác dụng và Công dụng: Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt.

Lưu ý : Trên đây được khuyến khích thảo mộc trồng trong việc lựa chọn trồng để phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá được dựa trên bất cứ được phát hành cùng ngày, những gì loại thảo mộc để cung cấp các loại thảo mộc trồng có lợi nhất chỉ để tham khảo.
[/tintuc]
[tintuc]

Lào Cai nên phát triển trồng cây dược liệu gì có hiệu quả nhất? Sở NN-PTNT Lào Cai phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Tổ chức Helvetas Việt Nam tổ chức hội thảo "Đối thoại chính sách phát triển dược liệu theo hướng chuẩn hóa tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai".
Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 800ha diện tích cây trồng dược liệu, bao gồm đương quy, cát cánh, chè dây, actiso, đan sâm, xuyên khung, được trồng tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai. Những năm gần đây, tại Lào Cai, dược liệu được coi là cây trồng chủ đạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao (bình quân thu nhập từ 120 - 240 triệu đồng/ha).

Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, định hướng của địa phương là sẽ phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch tại 2 huyện Sa Pa và Bắc Hà, đồng thời lựa chọn 1 số doanh nghiệp trở thành đối tác phát triển, SX theo cơ chế doanh nghiệp đặt hàng, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người trồng. Bên cạnh đó sẽ phối hợp với 2 tỉnh Hà Giang và Lai Châu để tạo thành vùng liên kết SX dược liệu trọng điểm tại Việt Nam
Dược Liệu Xuân Ái xin đề xuất một số loại cây dược liệu có giá trị, đầu ra ổn định và phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Lào Cai, giúp bà con nông dân lựa chọn được loại cây dược liệu muốn đầu tư.


Đương quy Đương quy - Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán - Apitaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt.

Mùa hoa quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Củ - Radix Angelicae Sinensis, thường gọi là Đương quy

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Ta nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhân giống bằng hạt. Cây trồng được 3 năm sẽ cho củ tốt. Đào củ vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong râm hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ đều khô. Củ to, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.

Khi dùng thì bào chế như sau: Rửa qua rễ bằng rượu (nếu không có rượu thì rửa nhanh bằng ít nước, sau vẩy cho ráo nước). ủ một đêm cho mềm, bào mỏng 1mm. Nếu muốn để được lâu, rửa bằng nước và muối; sau đó, phải sấy nhẹ qua lưu huỳnh.

Thành phần hoá học: Rễ chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các thành phần chủ yếu sau: Ligustilide, n-butyliden phthalide, o-valerophenon carboxylic acid, n.butyl - phtalide, bergapten, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol, safrol, p-cymen, carvacrol, cadinen, vitamin B12 0,25-0,40%, acid folinic, boitin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm dau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.


Cát cánh

- Platycodon grandiflorum (Jacq) A. DC, thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 50-80cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5-6cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen.

Mùa hoa tháng 7-9, quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng: Rễ, củ - Radix Platycodi; thường gọi là Cát cánh.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình...). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10-11, ở miền núi vào tháng 2-3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Thành phần hóa học: Trong rễ Cát cánh có các saponin platicodon A, C, D, D2 polygalacin D, D2. Còn có một chất tương tự Inulin.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4-20g, dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng Cát cánh chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.


Đan sâm

Ðan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge; thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.



Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Salviae Miltiorrhizae, thường gọi là Ðan sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Ðảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh trưởng tốt. Ðào rễ vào mùa đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu 1 giờ rồi mới sao. Bảo quản nơi kín, khô mát.

Thành phần hoá học: Có 3 ceton; tanshinon I. IIA, IIB; iso-tanshinon I. llA, cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon.

Tính vị, tác dụng: Ðan sâm có vị đắng, tính hơi mát; có tác dụng khư ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc, ghẻ lở. Cũng dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em xanh xao vàng vọt, ăn uống thất thường. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng rượu xoa bóp.


Cát sâm

Sâm nam, Sâm trâu, Sâm chào mào - Milletia speciosa Champ, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Dây leo thân gỗ tới 5-6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm mịn màu trắng. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ gồm 7-13 lá chét; lá chét non có nhiều lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành hay ở nách lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm, hạt 3-5, hình gần vuông.

Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Milletiae Speciosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây và cũng thường được trồng làm thuốc. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay nước mật, sao vàng. Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị 1. Đau vùng lưng chân, thấp khớp; 2. Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch; 3. Viêm gan mạn tính; 4. Di tinh, bạch đới. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Đơn thuốc:

1. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm; dùng Cát sâm (tẩm gừng sao vàng) 30g, sắc uống.

2. Chữa nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện; dùng Cát sâm (tẩm mật sao) 30g, sắc uống.


Hà thủ ô

Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum Thumb, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.

Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:

- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.

- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.

Thành phần hóa học: Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thử trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy nước sắc Hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, giúp sinh huyết dịch, làm tăng sự co bóp của ruột, giúp ích cho sự tiêu hoá, lại có tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.

Lưu ý : Trên đây được khuyến khích thảo mộc trồng trong việc lựa chọn trồng để phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá được dựa trên bất cứ được phát hành cùng ngày, những gì loại thảo mộc để cung cấp các loại thảo mộc trồng có lợi nhất chỉ để tham khảo.

TRUNG TÂM GIỐNG DƯỢC LIỆU XUÂN ÁI
Điện thoại: 0979 020 619 - 0931 651 424
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
Website: www.giongduoclieu.com
Văn phòng: Số 11 Nguyễn Khắc Nhu, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái
Vườn ươm: thôn Bóng Bưởi, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

[/tintuc]
[tintuc]
Yên Bái trồng cây dược liệu gì có lợi nhất?
YBĐT - Nhằm đánh thức tiềm năng sẵn có và phát huy hiệu quả ngành nông nghiệp, thành phố Yên Bái đã xây dựng "Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới. Trong ngành y học cổ truyền Việt Nam, với sự nhấn mạnh về nguồn sản xuất mạnh mẽ của các loại thuốc thảo dược, Dược Liệu Xuân Ái xin đề nghị một số loại cây dược liệu nhu cầu đang có xu hướng tăng lên trong những năm tới, giúp người nông dân đạt được lợi nhuận tối đa nhất khi đầu tư trồng cây dược liệu tại Yên Bái.
Quế

Quế, Quế đơn, Quế bì - Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ Long lão - Lauraceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.

Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành - Cortex Cinnamomi Cassiae, thường gọi là Nhục quế.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng phổ biến từ miền Bắc vào Trung, trên dãy Trường Sơn. Còn được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành.

Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.

Thành phần hóa học: Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, ngọt, tính rất nóng, mùi thơm; có tác dụng ôn trung bổ ấm, tán ứ chỉ thống và hoạt huyết thông kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 1. Ðau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy; 2. Choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân; 3. Ho hen, đau khớp và đau lưng; 4. Bế kinh, thống kinh; 5. Huyết áp cao, tê cóng.

Dùng vỏ 0,9-3g cho vào cốc và pha nước sôi, đậy kín một lát rồi uống. Cũng có thể dùng 1-4g ngâm rượu hoặc sắc uống. Hoặc dùng bột, mỗi lần 0,5-2,5g uống với nước ấm. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Đơn thuốc:

1. Kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng: 4g bột vỏ cành ngâm rượu uống.

2. Chữa ỉa chảy: 4-8g vỏ thân sắc uống với 4g hạt Cau già, 2 lát Gừng nướng, 19g gạo nếp rang vàng.

Khôi nhung
Khôi, Khôi tía, Cơm nguội rừng - Ardisia silvestris Pit, thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 2.

Bộ phận dùng: Lá, rễ - Folium et Radix Ardisiae Silvestris.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng rậm vùng núi ở độ cao 400-1000m, từ Lào cai, Lạng sơn, Hoà bình, Vĩnh phú, Bắc thái, Thanh hoá tới Quảng Trị, Quảng nam - Đà nẵng. Thu hái lá vào mùa hè - thu, đem về phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

Thành phần hoá học: Có tanin và glucosid.

Tính vị, tác dụng: Vị chua. Nước sắc lá có tác dụng làm giảm độ acid của dạ dày.

Công dụng: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Sơn tra
Sơn tra, Gan, Pom rừng - Malus doumeri (Bois) Chev., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10-15m (đến 30m). Cành non có gai và có lông. Lá hình trứng, mọc so le, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa, lúc non có lông, sau nhẵn, cuống dài 2-4cm, lá kèm cao 5mm, mau rụng. Cụm hoa hình tán ở nách lá, gồm 3-7 hoa màu trắng; nhị 30-50; bầu 5 ô, có hạch hình cầu hơi dẹt, khi chín màu vàng lục, đầu có u vì gốc vòi nhuỵ và lá đài còn để lại dấu vết. Hạt màu nâu sẫm.

Hoa tháng 12-3; quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Mali Doumeri.

Nơi sống và thu hái: Loài phân tán trong rừng rậm thường xanh, núi cao 1500-2000m. Lá rụng vào mùa đông. Có nhiều ở rừng Tu mơ rông (Kon Tum) và Lang Bian (Lâm Đồng). Cũng được trồng ở miền núi để lấy quả. Thu hái quả vào mùa thu - đông, thái từng khoanh, phơi khô.

Thành phần hoá học: Có tanin, đường, acid tartric, acid citric.

Tính vị, tác dụng: Vị chát, ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu tích trệ, hoá đờm rãi, thông ứ trệ, giải độc cá thịt.

Công dụng: Quả ăn được và thường dùng chữa: 1. Ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đau bụng do ứ huyết sau khi sinh; 2. Cao huyết áp; 3. Trẻ em cam tích. Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc bột hoặc viên.

Dùng ngoài chữa chốc lở, lở sơn; dùng quả nấu nước để tắm, rửa.

Đơn thuốc:

1. Chữa tích trệ, bụng đầy: Quả Sơn tra 20g, Chỉ xác 12g, Hậu phác 8g sắc uống.

2. Lỵ ra máu mũi, trẻ em cam tích: Quả Sơn tra 30g sắc uống.

Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum Thumb, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.

Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8-10. Quả tháng 9-11

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:

- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.

- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.

Thành phần hóa học: Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thử trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy nước sắc Hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, giúp sinh huyết dịch, làm tăng sự co bóp của ruột, giúp ích cho sự tiêu hoá, lại có tác dụng chống viêm.

Lưu ý : Trên đây được khuyến khích thảo mộc trồng trong việc lựa chọn trồng để phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực, lựa chọn theo tình hình thực tế, giá được dựa trên bất cứ được phát hành cùng ngày, những gì loại thảo mộc để cung cấp các loại thảo mộc trồng có lợi nhất chỉ để tham khảo.
[/tintuc]