Hiển thị các bài đăng có nhãn cay-co-lam-thuoc. Hiển thị tất cả bài đăng
[tintuc]

Bạch hoa xà thiệt thảo là loại cây thuốc Dùng để kháng khối U, có hiệu quả cải thiện chứng trạng U bướu, cây được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị U bướu
Tên khác của cây Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên gọi khác là: Giáp mãnh thảo, xà thiệt thảo, cây lữ đồng (miền Nam).

Tên khoa học

Hedyotis diffusa, là loài cỏ nhỏ, mọc bò lan sống hàng năm.

Khu vực phân bố

Cây mọc hoang ở bờ ruộng và ven các sườn đồi, sườn núi. cây phân bố khắp các miền Bắc, Trung, Nam.

Mô tả cây thuốc ( Xem hình cây thuốc )

Bạch hoa xà thiệt thảo có thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều cành.
Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, rộng 1 – 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như không có cuống
Hoa mọc đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá.Hoa nhỏ có bốn lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu.
Quả bế, bầu hạ, còn đài hình cầu hơi dẹt, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
Cây Bạch hoa xà thiệt thảo thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Theo Đông y :

Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu ung tán kết
Tác dụng của Cây Bạch Hoa xà thiệt thảo

Đây là một loại thuốc quý có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của các hạch tế bào ung bướu
Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh U Bướu
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để trống trọi với Khối U
Ngăn ngừa biến chứng của khối U
Vậy: Bạch hoa xà thiệt thảo điều trị được những bệnh gì ?

Hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, u bướu
Hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân U ác tính
Hỗ trợ điều trị U gan
Hỗ trợ điều trị U phổi
Tăng khả năng điều trị viêm gan, vàng da, sơ gan

[/tintuc]
[tintuc]

Bột quế là một dược liệu quý ngoài tác dụng điều trị bệnh, giảm béo còn có tác dụng làm dẹp da và điều trị mụn, bột quế thường dùng với mật ong để đắt mặt nạ. Nào ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này nhé.

Khu vực phân bố

Cây quế được trồng nhiều ở nước ta. Vào những năm 1995 phong trào trồng quế xuất khẩu ở nước ta phát triển mạnh nhất là ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc như: yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Hiện nay diện tích cây quế ở nước ta nhiều nhất ở các tỉnh như Yên Bái, Thanh Hóa, Lào Cai và hiện đang cho thu hoạch mỗi năm hàng trăm tấn quế xuất khẩu.

Thu hái và chế biến

Quế được thu hài vào tháng 4, tháng 5 hàng năm, vì lúc này vỏ quế lắm nhựa và nhiều dược tính nhất. Vỏ quế được chia làm 2 loại:

Vỏ bóc ở những cành quế to gọi là quế thượng biểu (Vỏ quế dầy và cay được đánh giá cao về mặt chất lượng)
Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi
Quế thượng biểu được đánh giá cao hơn về dược tính, loại này chính là quế mà chúng ta dùng để nghiền thành bột quế đó các bạn.

Vỏ quế thu hái về được ủ qua nhiều công đoạn rất cầu kỳ mới tạo thành một thanh quế hoàn chỉnh để dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, trong quế Việt nam có tới 1-5% tinh dầu (các loài quế khác thường chi có 1-2%).

Trong tinh dầu quế Việt Nam có chứa khoảng 95% andehyt xinnamic (theo Roure Bertrand). Tinh dầu quế của ta được quốc tế đánh giá cao về hàm lượng các chất.

Tác dụng điều trị bệnh

Từ xa xưa quế thanh đã được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Y học cổ truyền ghi nhận rất nhiều tác dụng quý của cây quế. Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, vào 2 kình can và thận, có tác dụng bồi bổ cân bằng và điều hóa khí huyết trong cơ thể, dùng điều trị chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và nhiều tác dụng quý khác.

Theo y học hiện đại

Ngày nay quế được dùng nhiều trong Y học làm nguyên liệu để điều chế thuốc và mỹ phẩm. Các bạn biết không, quế chính là một thành phần không thể thiếu trong các loại nước hoa, kem dưỡng da đó nhé.

Trên Vietbao.vn đã có đăng 1 bài viết nói về : “19 tác dụng quý của bột quế” cho biết Bột quế được thế giới đánh giá rất cao, bài đăng trên tạp chí “Weekly World News” của Canada đã đánh giá rất cao những công dụng quý của Bột quế và mật ong, và coi đây như một loại mỹ phẩm thiên nhiên mà chị em nên dùng.

bot que nguyen chat
Quế thanh và bột quế
Bot que va mat ong
Bột quế và mật ong
Tác dụng làm đẹp của bột quế

Cũng như bột cam thảo (Một thảo dược có tác dụng làm trắng da), bột quế ngoài tác dụng dùng làm thuốc điều trị bệnh còn có tác dụng làm đẹp:

Tác dụng giảm cân, tiêu mỡ đùi, mỡ bụng giúp chị em có một vóc dáng thon gọn.
Tác dụng giảm tiết dịch nhờn trên da, giúp làn da mịn màng.
Tác dụng giúp da trắng hồng.
Tác dụng điều trị mụn nhất là mụn trứng cá.
Những ai nên dùng bột quế ?

Tất cả chúng ta đều có thể dùng được bột quế. Thật vậy không chỉ chị em mà ngay cả nam giới cũng nên dùng bột quế hàng ngày để tăng cường sức khỏe và làm đẹp.

Cách dùng bột quế chăm sóc làn da

 1. Cách dùng bột quế để giảm béo

Cách làm: Pha 1 muỗng canh bột quế với 2 muỗng canh mật ong với 150ml nước đun sôi, đánh đều và sử dụng ngày 1 cốc.

Muỗng canh
Muỗng canh
Nên uống 1 ly bột quế với mật ong hàng ngày vào thời điểm trước khi đi ngủ, duy trì đều trong vòng 1 tháng kết hợp với luyện tập thể thao đều đặn bạn sẽ thấy cân nặng mình đã giảm đáng kể (Hãy làm thủ để kiếm chứng bạn nhé).

2. Cách đắp mặt nạ dưỡng da bằng bột quế và mật ong

Cách đắp trên chúng tôi dựa trên kinh nghiệm đắp mặt nạ điều trị mụn và làm đẹp da từ người Mỹ nhé các bạn.

 Chuẩn bị: 1 bát nhỏ, 2 thìa canh mật ong và 1 thìa canh bột quế nguyên chất.

Cách làm:

Chộn hỗn đều hợp bột quế và mật ong lại với nhau (thành hỗn hợp thật mịn)
Cho vào lò vi sóng khoảng 30 phút để làm nóng hỗn hợp mật ong và bột quế. (Nếu không có lò vi sóng có thể hấp bằng nồi cơm trong thời gian khoảng 20 phút bạn nhé).
Đem hỗn hợp bột quế mật ong đắp lên mặt bằng tay hoặc chổi nhỏ (Nên dùng chổi nhỏ sẽ tiện lợi hơn)
Để mặt nạ trong thời gian từ 10 – 15 phút, rồi rửa mặt bằng nước ấm bạn nhé.
Sau khi rửa mặt bạn sẽ thấy da dẻ trắng và hồng thêm chút xíu đó nha (Hãy làm và cảm nhận bạn nhé).

Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 lần, trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

[/tintuc]
[tintuc]

Tầm gửi nghiến là thảo dược chỉ có ở trên rừng được các bác sỹ đông y đánh giá cao về tác dụng của tầm gửi cây nghiến giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương, khớp …


Giá bán củ tầm gửi nghiến

– Củ tươi: 150.000 đ/kg

– Củ khô thái lát: 400.000 đ/kg

Hàng khô được chế biến và dược sấy sạch sẽ ngay tại cửa hàng của chúng tôi bằng máy sấy dược liệu chuyên dụng nên quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng.


Tầm gửi cây nghiến phân bố ở đâu ?

Tầm gửi cây nghiến thường có nhiều ở các tỉnh như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lai Châu…và nhiều vùng núi phía bắc khác trong cả nước.


Tầm gửi cây nghiến có nhiều nơi còn gọi là củ nghiến là loại cây tầm gửi thường mọc ở gốc cây nghiến  và dưới lớp thảm mục,có  ở thân cây hoặc ở các hốc cây,thường không có ngọn và không có lá. Thân ở dạng giống như củ, vỏ màu xám xám, có một gốc cây chủ.

Củ tầm gửi nghiến như thế nào ?

Củ tầm gửi nghiến là phần có giá trị dược liệu cao thông thường củ dùng làm thuốc thường 1 củ /kg và rất được ưa thích dùng chữa bệnh. Củ thuôn dài khoảng 10-15 cm. Đường kính 5-7 cm.

củ tầm gửi nghiến
củ tầm gửi nghiến
Đồng bào dân tộc thường thu hái về  thái lát rồi phơi khô ngâm với rượu hoặc sắc lấy nước dùng để chữa bệnh về đau lưng,điều hòa tim mạch, bệnh thận, kiết lỵ…

tác dụng của tầm gửi cây nghiến là gì ?

Theo đông y tầm gửi nghiến có tác dụng gì ?

Các thầy thuốc Đông Y đã dùng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến giảm đau nhức xương khớp,phong thấp, cơ nhục nguyên nhân do phong thấp hoặc do chấn thương,tăng huyết áp, té ngã, rối loạn tâm thần… rất hiệu quả.

tầm gửi nghiến hỗ trợ điều trị đau lưng
tầm gửi nghiến hỗ trợ điều trị đau lưng
Tầm gửi nghiến có tính nóng, vị chát sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp, giúp khỏe gân cốt, giảm đau nhức các khớp xương,…

Theo các bác sỹ đông y thì trong số các loại tầm gửi tầm gửi cây dâu, cùng với tầm gửi cây gạo, thì tầm gửi nghiến cũng là loại thảo dược cực tốt, điều trị nhiều bệnh nhất là loại tầm gửi trên những cây nghiến da đỏ.

Quả (củ) tầm gửi sau khi xắt thành từng lát mỏng, sẽ thấy trên bề mặt của lát tầm gửi sẽ thấy có các vân giống như trên vân của gỗ nghiến, lát mới thái thường có màu nâu trắng hoặc hơi  phớt hồng, sau khi để vài phút sẽ chuyển sang màu nâu sẫm do nhựa chảy ra khô lại

tầm gửi cây nghiến chữa bệnh gì theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, tầm gửi nói chung có công dụng giảm đau, chống viêm, chống ôxy hóa và bảo vệ gan…

tầm gửi nghiến bổ đôi
tầm gửi nghiến bổ đôi
Qua kết quả phân tích khoa học định tính cho thấy tầm gửi cây gỗ nghiến có hầu hết các nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học (trừ hoạt chất ancaloit). Vì vậy, có thể kết luận tầm gửi cây nghiến có thể có tác dụng chữa bệnh.

Phân tích tầm gửi cây gỗ nghiến thấy các hoạt chất sau:

-Nước là 89,57% (tươi)

-Nitơ tổng số là 1,88%(khô)

-Chất hòa tan là 51,47% (khô)

-Flavonoit tổng số là 2,90%(khô)

-Saponin tổng số là 0,66%(khô)

-Cumarin tổng số là 0,69%(khô)

cách ngâm rượu tầm gửi nghiến

Rửa sạch củ cạo vỏ thái lát mỏng để ráo
Ngâm 1kg tươi với 5 lít rượu nếp nấu quê
Thời gian ngâm 30 ngày dùng
Cách dùng tầm gửi nghiến ngâm rượu

Có thể dùng ngâm rượu ngày dùng 15-30 ml dùng sau bữa ăn ngày dùng 2 lần

Có thể dùng dạng bôi vào các khớp nếu dùng bôi phải ngâm đặc 1kg ngâm 2-3 lít rượu bôi vào chỗ đau, khớp. Dùng thích hợp cho người già hay đau nhức xương khi thay đổi thời tiết.

Cách dùng tầm gửi cây gỗ nghiến khác

Đối với những người không uống được rượu có thể dùng một trong 2 cách sau:

Thái lát nhỏ sau đó ngâm cùng với đường trắng hoặc mật ong, dùng uống 5-10 ml mỗi ngày trước hay sau bữa ăn đều được 1kg thái ngâm 1lít hoặc 1kg đường. Đây là cách được các lương y Trung quốc sử dụng rất phổ biến.
Thái lát phơi khô sắc với nước mỗi lần dùng 30 g sắc 500 ml nước còn 150 ml uống 2 lần trong ngày
[/tintuc]
[tintuc]


Sâm cau (tiên mao) vị thuốc quý từ thiên nhiên Hòa Bình đặc điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, dinh tinh, mộng tinh. Giúp tăng cường chức năng sinh lý, thăng hoa trong mỗi cuộc yêu.

Sâm cau (Tiên mao), một thảo dược quý mọc rất nhiều ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, qua khảo sát chúng tôi thấy các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đều có vị thuốc này. Song đáng tiếc là người dân vẫn còn chưa biết khai thác sử dụng, hiện nay nguồn dược liệu sâm cau trong tự nhiên vẫn còn khá dồi dào chính vì vậy mà chất lượng sâm rất tốt. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về vị thuốc quý này.

Quý ông đang trục trặc về sinh lý
Quý ông bị suy giảm ham muốn tình dục
Quý ông lạnh nhạt chuyện chăn gối
Chị em suy giảm chuyện ấy, chị em muốn tăng cường khả năng tình dục
Quý ông muốn cải thiện chức năng sinh lý, đem lại hạnh phúc cho gia đình và có những giây phút thăng hoa bên người yêu.
Giải pháp nào cho bạn ?
Hãy yên tâm vì đã có Sâm cau (Tiên mao), vị thuốc tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ giới

Giá bán: 290.000đ/Kg sâm khô 
180.000đ/Kg sâm tươi nguyên củ    ( Đã có hàng)
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…

Tên khác: Cây còn có tên là: (Tiên Mao, Ngải cau )
Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên
Là một loài cỏ cao khoảng 35-40cm, lá dài khoảng 15cm trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau), củ màu đỏ, hình điều trị thuôn dài. Hoa có màu vàng (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Bộ phận dùng làm thuốc:

Củ sâm cau chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.
Củ sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy. (Xem ảnh)
cay sam cau
Cây sâm cau
Theo Đông y:

Sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:

Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).

Tác dụng điều trị bệnh của sâm cau:

Tác dụng điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
Tác dụng bồ bổ sức khỏe
Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ
Đối tượng sử dụng :

Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục
Cách dùng và liều dùng:

Mỗi ngày dùng 25g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Khi dùng để điều trị chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).
Khi dùng để điều trị liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.
Cách ngâm rượu sâm cau:

1. Ngâm sâm cau khô

Sâm  thái mỏng, sao vàng : 1Kg
Mật ong 200ml
Rượu trắng: ………………………. 4 lít
Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể dùng được
Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ:

1kg sâm cau
0,5kg ba kích
0,5kg dâm dương hoắc
Mật ong 200ml
Các vị trên ngâm với 5 lít rượu, ngâm từ 1 tháng trở lên là dùng được.

Để tăng hiệu quả của rượu Trong dân gian, khi ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm hiệu lực tác dụng.

2. Ngâm sâm cau tươi

Củ tươi vừa được đào trên rừng về. Bình ngâm rượu SC tươi nguyên củ nhìn rất đẹp và bắt mắt. Nếu dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc làm quà biếu thì đây sẽ là món quà rất tuyệt vời.

Cách ngâm rượu sâm cau tươi

Sâm cau tươi:……. 1Kg
Rượu trắng 45 độ:……… 3 lít
Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được (Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối).
3. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn

Tác dụng của rượu sâm cau: Bổ thận tráng dương, điều trị phong thấp, liệt dương, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược.

Rễ sâm cau tươi
Rễ sâm cau tươi
Cu sam cau kho
Củ khô
Chú ý, kiêng kỵ :

Là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.
Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).
Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:

Dùng để bồi bổ: Sâu cau thái lát: 15g hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Sẽ giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào, tăng cường sức khỏe.
điều trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau ngâm rượu: Củ sâm đem thái mỏng, sao vàng 1kg, rượu trắng 4 lít; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 ly nhỏ (chừng 25-30ml).
[/tintuc]
[tintuc]
Hà Thủ Ô Đỏ Tươi, Khô Giúp Da Dẻ Hồng Hào, Điều Trị Tóc Bạc Sớm



Có nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ và đậu đen làm thuốc điều trị tóc bạc sớm, song một trong những cách đơn giản nhất đó là đồ hà thủ ô đỏ với ngưu tất và đậu đen.


Hà Thủ Ô Đỏ Điện Biên
Hà Thủ Ô Đỏ Điện Biên
Cách chế biến hà thủ ô làm thuốc điều trị bệnh tóc bạc sớm


Có nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ làm thuốc đen râu tóc, đa phần việc chế biến hà thủ ô đỏ đều rất công phu, tỷ mỉ, để thành thuốc, người ta phải rất kiên trì thì mới tạo nên loại thuốc tốt. Hôm nay Caythuoc.org sẽ giới thiệu cách chế biến hà thủ ô làm thuốc đơn giản nhất.


Hà Thủ Ô Đỏ Chất Lượng Loại 1
Hà Thủ Ô Đỏ Chất Lượng Loại 1
Hà thủ Ô Đỏ Thái Lát
Hà thủ Ô Đỏ Thái Lát
1. Cách chế biến Hà thủ ô với đậu đen (cách này đơn giản nhất)


Nguyên liệu:


Hà thủ ô đỏ: 1Kg loại tươi hoặc khô đều được
Đậu đen: 2 kg
Cách chế biến:


Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước
Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.
Cách dùng:
Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô (Hà thủ ô có vị chát vì vậy ta nên cho thêm đường vào quấy với bột hà thủ ô để uống cho ngon).
Bài thuốc trên vừa tốt cho tóc lại rất bổ máu nữa. Nhưng phải kiên trì vì ăn hà thủ ô trong 1 thời gian dài khoảng 5-6 tháng tóc mới đen được nhé.
Hà Thủ Ô Loại Khô
Hà Thủ Ô Loại Khô
2. Cách chế biến Hà thủ ô hoàn


Nguyên liệu:


Hà thủ ô đỏ: 1,8Kg
Ngưu tất: 0,6Kg
Đậu đen : 2Kg
Cách làm:


Hà thủ ô và ngưu tất thái miếng mỏng, hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen (Khoảng 2kg) đãi sạch
Cho các vị thuốc và chõ, cứu một lượt thuốc lại một lượt đậu
Đồ chín đậu đen, lấy thuốc ra phơi khô, cứ làm như vậy 3 lần rồi lấy thuốc ra tán bột
Lấy thịt đại tạo và mật ong trộn với bột làm thành viên nhỏ 0.5gram
Cách dùng:


Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên


Ngoài ra Hà thủ ô cũng có thể dùng để ngâm rượu mà không cần qua khâu chế biến. bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu hà thủ ô như sau:


3. Cách ngâm rượu hà thủ ô:


Hà thủ ô đỏ khô: …… 1Kg
Đường phèn: ………… 0,5kg
Rượu trắng: ………….. 3-4 lít
Ngâm trong thời gian 2 tháng trở lên, mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn.


[/tintuc]
[tintuc]

Món ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch


Xơ vữa mạch dẫn máu, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ trái tim, suy tim và bệnh tai biến..là những người bị bệnh lý bệnh tim mạch thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi. Ít người biết rằng, phương pháp ăn uống thuốc khoa học cũng góp phần đẩy lùi nguy cơ bị mắc bệnh. Dưới đây là top món ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch mà nhiều người thì vận dụng mỗi ngày.
Bơ siêu giàu vitamin A và kali – 1 khoáng vật giúp thay đổi áp huyết, do vậy quả bơ là thuốc quý trong việc phòng trừ tránh những người mắc bệnh về bất thường tuần hoàn máu như đột quỵ não, Cơn đau quả tim hay là hoặc huyết áp lên cao.
Cá rất tốt để cho trái tim vì cất những omega-3, khiến cho cải thiện dấu hiệu huyết áp tăng, giảm bớt xơ vữa mạch dẫn máu cùng ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Cà chua còn sở hữu công dụng khiến hạ huyết áp, ngăn chặn sự xơ cứng ở những động mạch – 1 trong các nhân tố nghiêm trọng của người bệnh động mạch vành ở quả tim cùng với bệnh tai biến mạch máu não.
những dòng đỗ đều siêu ít năng lượng dư thừa, nhiều chất xơ và với giàu chất đạm mang khả năng giảm bớt hàm lượng cholesterol “xấu” LDL cùng khiến tăng hàm lượng cholesterol “tốt” HDL, cải thiện triglyceride thì cũng khiến cải thiện nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não do người bị bệnh tim mạch.
Khoai lang đựng các chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và những chất xơ, có cực tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ não cùng ung thư. Ẳn khoai lang từng ngày làm cho giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới 22% cùng với giảm thiểu rủi ro đột quỵ não 40-70%.
mộc nhĩ đen có khả năng ức chế giai đoạn ngưng tập tiểu cầu, phòng chống hiện trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành những mảng vữa xơ trong lòng huyết quản.
Chất capsaicin trong ớt có thể giúp giảm thiểu sức khỏe bệnh tim mạch qua phương pháp giảm bớt khả năng bên thân thể hòa tan máu đông, chống lại viêm nhiễm.
Trà còn làm cho giảm những nhân tố nguy cơ người bệnh tim do khiến tụt huyết áp và với hàm lượng cholesterol máu, làm cho giãn mạch dẫn máu giúp máu đưa đến rẻ hơn, ngăn tiểu cầu kết cụm cùng với tan cục máu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu.
[/tintuc]
[tintuc]


Thực phẩm kiêng kỵ với thể thận dương hư
- Chứng trạng: sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi không hết bãi phải đứng lâu, có thể có phù thũng, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo…
Thực phẩm kiêng kỵ với thể thận âm hư
- Chứng trạng: người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, toả dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá…
Thực phẩm kiêng kỵ với thể tâm tỳ lưỡng hư
- Chứng trạng: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó thở, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ kém, hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn tra, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá…
Thực phẩm kiêng kỵ với thể can khí uất kết
- Chứng trạng: tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê…
Thực phẩm kiêng kỵ với thể can kinh thấp nhiệt
- Chứng trạng: vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức, đầy trướng, khó chịu, ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, dấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen…
Thực phẩm kiêng kỵ với thể tâm thận bất giao
- Chứng trạng: tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay mê mộng, di mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi trộm, tai ù tai điếc, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác…
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, dấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá…
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, những người suy yếu sinh lý không nên ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương.
Y học cổ truyền [/tintuc]
[tintuc]



Theo truyền thuyết, cái tên hạ khô thảo được gọi đầu tiên từ thời nhà Minh (Trung Quốc). Truyện kể rằng, cậu tú tài nọ nhà rất nghèo, đến nỗi cậu không đủ tiền để theo học ở xa. Cậu chỉ được học ở vùng quê, dưới sự tần tảo chăm sóc của bà mẹ. Tuy vậy, cậu cũng đậu được danh vị tú tài. Rồi một ngày nọ, mẹ cậu đột nhiên bị mắc bệnh nan y: cổ sưng tấy, nhiều mủ, đau đớn vô cùng. Cậu vô cùng lo lắng và chán chường vì thời đó cho rằng căn bệnh này vô phương cứu chữa.

Theo truyền thuyết, cái tên hạ khô thảo được gọi đầu tiên từ thời nhà Minh (Trung Quốc). Truyện kể rằng, cậu tú tài nọ nhà rất nghèo, đến nỗi cậu không đủ tiền để theo học ở xa. Cậu chỉ được học ở vùng quê,
dưới sự tần tảo chăm sóc của bà mẹ. Tuy vậy, cậu cũng đậu được danh vị tú tài. Rồi một ngày nọ, mẹ cậu đột nhiên bị mắc bệnh nan y: cổ sưng tấy, nhiều mủ, đau đớn vô cùng. Cậu vô cùng lo lắng và chán chường vì thời đó cho rằng căn bệnh này vô phương cứu chữa.

Rồi trong làng xuất hiện một cụ lang từ phương xa đến. Sau khi thăm khám cho mẹ cậu, cụ đã cùng cậu tú và các đệ tử vào rừng kiếm thuốc. Ở khu rừng nọ có một loại cây hình dáng tuy thấp bé, song hoa màu tím đẹp, làm rạng rỡ cả một cánh rừng. Cụ hái hoa này đem về, sắc cho mẹ cậu tú uống. Sau khi uống hoa thuốc, bệnh tình của bà dần dần thuyên giảm và đã nhanh chóng khỏi bệnh.


Cậu tú vui mừng khôn xiết. Rồi một ngày kia, mẹ của một chàng thanh niên trong làng cũng mắc căn bệnh giống như mẹ cậu tú nọ. Khi tìm đến cậu tú, chàng thanh niên này hy vọng mẹ mình cũng sẽ được cứu chữa. Cậu tú tỏ ra tin tưởng, vì mình đã có bí quyết mà cụ lang truyền cho. Vào một buổi sáng, cậu tú cùng chàng thanh niên nọ vào rừng, nơi mà mới một năm trước đây, cậu đã cùng cụ lang hái thuốc để chữa khỏi bệnh cho mẹ. Song mọi việc diễn ra không như mong đợi, cả một vùng hoa tím biếc đều biến mất.

Cậu vô cùng buồn bã, thất vọng. Hai người trở về với tâm trạng vừa chán chường vừa bất lực. Đang khi bối rối thì cụ lang năm ngoái lại xuất hiện. Cậu tú vô cùng phấn khởi, thưa lại: “Những cây hoa màu tím năm ngoái đã biến mất cả rồi”. Nghe xong cụ lang cười và bảo: “Chính vì điều này mà ta phải trở lại đây. 

Cây này chỉ ra hoa vào mùa hạ và sau đó thì khô đi”. Để ghi nhớ đặc điểm của cây thuốc quý giá này, từ đó cây thuốc được gọi bằng cái tên thân thuộc: Hạ khô thảo, tức mùa hạ thì cây bị khô đi.
[/tintuc]
[tintuc]

Thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến bệnh còi xương làm cho xương phát triển không bình thường, suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, tóc mọc kém, loãng xương...
Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi giúp phát triển xương, kiểm soát tăng trưởng tế bào, tăng cường chức năng thần kinh, hệ miễn dịch và giảm viêm. Thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến bệnh còi xương làm cho xương phát triển không bình thường, suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, tóc mọc kém, loãng xương, yếu cơ.
Nấm
Sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, phụ nữ, món ăn, ẩm thực, nấu ăn, vitamin, vitamin D, làm vợ, gia đình, cá, thức ăn, thực phẩm
Nấm có khả năng giảm huyết áp, giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đau nửa đầu, và duy trì quá trình trao đổi chất.
Ngoài việc chứa ít calories, nấm còn là món ăn được nhiều người yêu thích nhờ mùi vị, hình dạng và một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Nấm có khả năng giảm huyết áp, giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đau nửa đầu, và duy trì quá trình trao đổi chất.
Các loại cá rất giàu vitamin D. Cá tra sẽ có nhiều vitamin D hơn khi nấu chín, mỡ cá cũng tốt cho quá trình hòa tan vitamin. Cá đóng hộp trong dầu sẽ chứa vitamin D nhiều hơn. Cá tra sống thường được sử dụng làm món sushi. Cá trích Đại Tây Dương cung cấp vitamin D cao nhất với 16.28IU trong 100 g. Tiếp theo là cá trích Pickled, cá hồi, cá thu, dầu cá mòi đóng gói và dầu cá ngừ đóng gói.
Sữa
Sữa được xem là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất. Một ly sữa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D có trong sữa có khả năng chống lão hóa, do đó hãy thêm sữa vào thực đơn hàng ngày của bạn.
Chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành)
Các chế phẩm đậu nành thường được bổ sung cả vitamin D và canxi. Loại đậu hũ tăng cường có thể cung cấp đến 157 IU vitamin D trong 100 g. Sữa đậu nành tăng cường cung cấp đến 49IU vitamin D mỗi 100 g, 119 IU mỗi ly. Hàm lượng vitamin D rất khác nhau giữa các sản phẩm, vì vậy hãy kiểm tra thành phần dinh dưỡng trước khi mua.
Trứng
Sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, phụ nữ, món ăn, ẩm thực, nấu ăn, vitamin, vitamin D, làm vợ, gia đình, cá, thức ăn, thực phẩm
Ngoài vitamin D, trứng là một nguồn cung cấp vitamin B12 và protein.
Ngoài vitamin D, trứng là một nguồn cung cấp vitamin B12 và protein. Trứng gia cầm chứa 37 IU vitamin D trong 100 g, 17 IU trong một quả trứng chiên lớn 
[/tintuc]
[tintuc]


Dưỡng da mặt

Thiên môn là loại dây leo thành bụi sống lâu năm, thân xanh dài 1-2m, có nơi dài 4-5m. Rễ củ hình thoi có cuống dài, có những bụi đến 150 củ dài 10- 50cm.
Thân mang nhiều cành hình trụ, mọc xoắn vào nhau nhẵn và có gai cong nhọn, những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có mặt cắt 3 góc, dài 2-3cm, đầu nhọn. Lá thật nhỏ như vảy. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở nách lá. Quả mọng hình cầu đường kính 5-6mm.
Công dụng làm đẹp da mặt từ vị thuốc Thiên môn
Mô tả cây :
Thiên môn đông còn có tên là dây tóc tiên, thiên môn, thiên đông, dù mào sam (Dao), mằn săm (Tày), co sin sương (Thái), sùa sú tùng (H’mông). Tên khoa học Asparagus cochinchinensic (Lour) Merr. Thuộc họ Thiên môn Asparagaceae.
Theo các tác giả Phạm Hoàng Hộ (Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam & Cây cỏ Việt Nam) mô tả quả chín màu trắng hoặc vàng ngà rồi trắng.
Tác giả Đỗ Tất Lợi và Võ Văn Chi: mô tả quả chín màu đỏ.
Trong khi chúng tôi thấy ở Vĩnh Long quả chín màu đỏ, còn ở Bình Thuận quả chín lòng đỏ trứng gà (màu chín trái lê-ki-ma).
Tác dụng dược lý :
Theo tài liệu cổ: thiên môn có vị ngọt đắng, tính đại hàn vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra máu, tiêu khát (đái tháo đường). Nhiệt bệnh tâm nhiệt hao tổn, tiện bí. Những người tỳ vị hư hàn tiết tả (đi tiêu phân lỏng) không dùng được.
Bộ phận dùng: rễ củ. Thường thu rễ vào mùa khô ở những cây từ 2 năm tuổi trở lên, loại bỏ rễ con, tẩm nước cho mềm rồi đồ qua, lúc rễ còn nóng, bóc vỏ bỏ lõi, phơi hay sấy khô.
Chú ý đừng ngâm nước quá lâu tác dụng sẽ kém.
Một số đơn thuốc sử dụng có thiên môn
Cao tam tài: thuốc bổ toàn thân, bổ tinh khí: nhân sâm 4g, thiên môn 10g, thục địa 10g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Đông y quan niệm người (nhân), trời (thiên) và đất (địa) là một khối thống nhất và do đó là 3 yếu tố (tam tài) của vũ trụ. Nay gộp 3 yếu tố đó trong một thang thuốc. Có thể dùng thang này ngâm rượu uống rất tốt.
Chữa lở miệng lâu năm: thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm, cả 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, luyện với mật, viên bằng hạt táo. Mỗi lần ngậm 1 viên. Toa này có thể làm nước trà uống hàng ngày, với liều 4g mỗi loại liên tục từ 10- 30 ngày.
Ho đờm, thổ huyết, hơi thở ngắn: thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử, sắc thành, luyện với mật mà uống. Ngày uống 4-5g cao này.
Giới thiệu cách làm đẹp da mặt cho phái nữ mà chúng tôi sử dụng củ thiên môn có hiệu quả: lấy 10 củ thiên môn rửa sạch, lột vỏ đập dập, bỏ lõi cho vào xoong nhỏ, cho vào 3 chén nước đun lửa nhỏ khoảng 30 phút, đổ nguội lấy nước rửa mặt, lấy bã chà nhẹ lên mặt nhiều lần. Mỗi ngày làm 1 xuất tùy lúc rãnh, liên tục 10-30 ngày là đã thấy hiệu quả, dùng càng lâu càng tốt. Có tác dụng trên da mặt nhờn, nhiều mụn có khi sưng tấy bội nhiễm, dị ứng da do mỹ phẩm. Dùng lâu da rất mịn.
Chú ý: nếu người có bức rứt, táo bón, khô khát nên uống thêm nước thiên môn mỗi ngày 1 ly nhỏ = 100ml. Không dùng thiên môn để chế biến (nghi ngờ có chất bảo quản) chỉ dùng củ tươi mới có tác dụng. Theo Tretoday
[/tintuc]