[tintuc]
1. Chuẩn bị
- Bầu ươm, khay ươm, vỏ hộp sữa hoặc viên nén ươm hạt tùy theo điều kiện
- Bình phun sương
- Đất sạch nên được phơi ải vài ngày cho sạch cỏ dại và mầm bệnh, làm tơi xốp sau đó trộn với vỏ trấu tươi hoặc trấu hun, xỉ than tổ ong đập nhỏ, phân bò ủ mục theo tỉ lệ 6 phần đất, 4 phần các chất còn lại. Hoặc có thể dùng đất sạch đóng bao bán sẵn tại các cửa hàng. Nếu gieo bằng đất Tribat nên bổ dung dinh dưỡng sau 1 tuần, hạn chế trồng quá lâu trong đất Tribat
- Thuốc trừ nấm và thuốc kích thích nảy mầm (nếu có)
2. Ngâm hạt giống
- Hạt bọc phấn hoa (là những hạt nhỏ được bọc bên ngoài lớp bột phấn): gieo thẳng trên bề mặt đất không ngâm nước, không cần phủ đất
- Các hạt còn lại: ngâm trong nước ấm (tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh) trong khoảng thời gian 2-4 giờ, 1 số loại hạt lớn, vỏ dày như đậu đỗ, hạt rau mầm của các loại đậu đỗ có thể ngâm qua đêm
- Các loại hạt xứ lạnh (oải hương, dâu tây, mao lương…) có thời gian ngủ đông nên pha thêm thuốc kích thích nảy mầm (Atonik, N3M, GA3…) ngâm 2-4h trước khi gieo
3. Gieo hạt
- Đất trồng ta cho vào bầu ươm hoặc khay ươm. Phun đẫm thuốc chống nấm 2-3 lần lên bề mặt đất
- Nếu dùng viên nén ươm hạt thì không cần chuẩn bị đất, chỉ cần ngâm viên nén vào nước 1 phút, viên nén sẽ nở thành bầu ươm chỉ cần gieo hạt đã chuẩn bị vào lỗ. Mỗi lỗ gieo từ 1-2 hạt
- Hạt cỡ nhỏ (đường kính <1mm) gieo hạt lên trên mặt đất ẩm và không phủ đất, dùng bình phun sương tưới nước cho hạt bám vào đất là được
- Hạt cỡ trung (đường kính 2-4mm) gieo hạt lên trên mặt đất ẩm, phủ 1 lớp vỏ trấu hoặc lớp đất mỏng từ 1-2mm, dùng bình phun sương tưới nước cho hạt và đất tiếp xúc với nhau
- Hạt cỡ lớn (đường kính >5mm) gieo hạt lên trên mặt đất ẩm, phủ 1 lớp đất dày bằng 1/2 kích thước hạt, dùng bình phun sương tưới đẫm cho hạt và đất tiếp xúc với nhau
- Lưu ý: + Sau khi ngâm hạt với nước ấm có thể để vào trong giấy ướt hoặc bông ẩm rồi bỏ vào hộp nhựa kín ủ hạt vài ngày tới khi hạt nứt nanh mầm trắng thì đem gieo vào đất (phương pháp này hạt nhanh nảy mầm hơn, ta có thể kiểm soát được độ ẩm và tránh cho kiến, chuột không ăn mất hạt)
+ Với những hạt xứ lạnh có thể dùng 1 lớp bìa cứng, màng bọc thực phẩm hoặc lớp kính đạy lên trên để tăng nhiệt độ và độ ẩm, kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn
4. Chăm sóc
- Ánh sáng: đặt bầu ươm, khay ươm hoặc viên nén ươm hạt tại nơi có ánh sáng, có mái che mưa nắng. Nếu vào mùa hè nên dùng lưới đen che chắn, tránh nắng gắt trực tiếp sẽ đốt cháy mầm khiến hạt không nảy mầm
- Độ ẩm: cần quan sát độ ẩm thường xuyên, dùng bình phun sương tưới nước không để đất bị khô. Không nên tưới cây vào buổi tối để tránh sinh nấm bệnh, không tưới quá nhiều nước trong 1 lần mà nên chia nhỏ lượng nước tưới để tránh cho cây khỏi bị úng chết
- Sang chậu: khi cây con được 5-7 lá thật hoặc rễ thò ra ngoài khỏi khay ươm hoặc viên nén, ta có thể chuyển sang chậu lớn và chia khoảng cách phù hợp. Với rau nên tỉa để cây có chỗ phát triển
- Phân bón: Đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, cho nên việc bón phân bón lá là thích hợp nhất. Khuyên dùng hàm lượng chỉ bằng 1/2- 1/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn. Bón định kỳ 7-10 ngày/1 lần. Khi cây lớn có thể tăng dần liều lượng
- Sâu bệnh: giai đoạn cây con ta phải quan sát thường xuyên vì cây rất dễ bị sâu bệnh và nấm tấn công. Có thể phun phòng nấm và sâu bệnh bằng thuốc dạng vi sinh định kỳ 1 tuần 1 lần.

* Lưu ý: Hạt giống chưa dùng hết để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, những gói đã mở bao bì nhưng chưa dùng hết phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
[/tintuc]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

NHẬN XÉT